Chuột là động vật có vú (động vật bậc cao), đại não phát triển, đặc tính phản xạ có điều kiện, chính vì thế chuột rất ” khôn”, nên việc diệt chuột đòi hỏi tuân thủ theo những quy trình kỹ thuật nghiêm ngặt. Đặt mồi nhử để nhử ra nhiều lần tạo thói quen ra ăn sau đó dùng hóa chất để trộn vào thức ăn của chúng, kết hợp với bẫy để diệt chuột.
Các thiệt hại mà chuột gây ra
Chuột phá hoại lương thực của chúng ta trên đồng ruộng, vườn cây trái, các thức ăn gia cầm, gia súc, trong khi đang chế biến, vận chuyển hay cất giữ, khi để trong siêu thị, nhà hàng hay tại gia đình.
Những gì chúng không ăn, chúng cũng có thể làm hư hại hay làm ô nhiễm do phân, lông hay nước tiểu của chúng. Lương thực bị thiệt hại trên toàn thế giới do chuột gây ra thật kinh khủng. Các chuyên gia ước tính số lương thực do chuột tiêu hủy mỗi năm đủ để nuôi 200 triệu người.
Trong các tòa nhà, chuột cắn phá cửa, sàn, trần và các bức tường do kết quả của việc cắn phá cũng như đào bới của chúng. Chúng còn thường xuyên cắn phá các loại đường ống nước hay dây điện gây ra các tai nạn như hỏa hoạn, ngập lụt, cháy nổ, hỏng hóc các trang thiết bị hay hao hụt điện.
Trong thời buổi kỹ thuật công nghệ cao ngày nay, chuột có khả năng gây thiệt hại nhiều triệu đô la một cách bất ngờ ở những khu vực sản xuất do chúng cắn phá làm tổ hay thải chất thải trong máy tính và các trang thiết bị có độ nhạy cảm cao, làm ngưng hệ thống máy tính.
Bên cạnh thiệt hại trực tiếp về kinh tế (bao gồm cả chi phí y tế) thì chúng ta còn phải chi phí rất tốn kém cho việc kiểm soát chuột. Riêng ở Mỹ, chi phí hàng năm cho chương trình kiểm soát chuột là khoảng 120 triệu đô la. Trên toàn thế giới, chi phí cho việc kiểm soát chuột có thể lên tới nhiều tỷ đô la.
Quy trình kiểm soát – tiêu diệt chuột
Bước 1 Khảo sát: vị trí, mật độ, mức độ phá hại của chuột…để xác định nguồn phát sinh và xây dựng phương án kiểm soát hiệu quả và phù hợp nhất.
Bước 2 Chuẩn bị: xây dựng phương án kiểm soát; trên phương án đã thể hiện đầy đủ số liệu về khối lượng, diện tích, vị trí và phương pháp xử lý. Dựa vào đó viết danh sách liệt kê tất cả trang thiết bị, hóa chất cần thiết phục vụ cho công việc xử lý.
Bước 3 Thực hiện
-
- Dùng các loại bẫy: bẩy keo, lồng, sập,
- Thuốc bả độc: vi sinh, chống đông máu.
- Dùng máy xua đuổi,
- Dùng lươí ngăn, bít khe, lổi hở
- Vệ sinh môi trường, cắt nguồn thức ăn, nước…
Bước 4 Kiểm tra – đánh giá kết quả: kiểm tra và đánh giá kết quả sau khi thực hiện. Nếu có sự cố phát sinh thì phải ngay lập tức có phương án bổ sung
các dịch vụ liên quan
Các phương án kiểm soát – tiêu diệt chuột
Phương pháp dùng bả chuột
-
- Xác định vị trí đặt ống bã chuột
- Sẽ tiến hành cho kiểm soát cả vòng trong và vòng ngoài của kho hay nhà máy.
- Đặt ống bả dọc theo vách tường, trung bình cứ 8-10 m đặt 1 ống, cần chú ý tới những hang hóc chuột đào bới để đặt ống bả cho hiệu quả.
- Thuốc bả chuột để kiểm soát nên dùng Racumin, Storm hoặc Biorat
Phương pháp dùng keo dính chuột
Phương pháp bằng lồng , bẫy sập
-
- Cho mồi chuột ưa thích vào lồng hay bẫy sập để nhữ, sau đó đặt lồng hay bẫy sập ở những khu vực chuột sinh sống.
- Khi dính chuột tiến hành thu gom và cho mồi mới vào tiếp tục bẫy tiếp.
Phương pháp dùng máy xua đuổi
Nguyên tắc hoạt động của máy đuổi chuột là phát ra sóng siêu âm cho khu vực xung quanh làm cho chuột sống trong khu vực này cảm thấy mệt mỏi, bỏ ăn, bỏ uống và sau đó phải chuyển đi nơi khác.
TRỤ SỞ HỒ CHÍ MINH
- Địa chỉ: 930 Quốc Lộ 13, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức, Tp.HCM, Việt Nam.
- Điện Thoại: (+84) 283 727 34 68
- HotLine: (+84) 969 031 313
CHI NHÁNH CẦN THƠ
- Địa chỉ: B109, KĐT Nam Cần Thơ, P.Hưng Thạnh, Tp.Cần Thơ, Việt Nam
- Điện Thoại: (+84) 937.611.798
- HotLine: (+84) 932.678.623
Email: info@europestcontrol.com.vn